Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Thiết kế điện nước dự án biệt thự quận 2.

hcm 31/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)

phối cảnh dự án
1. Giới thiệu về dự án và phương án thiết kế
Căn biệt thự gồm 3 tầng, diện tích sử dụng hơn 1000m2, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cả gia đình 3 thế hệ.
Giải pháp điện nước cho công trình này là tận dụng tối đa trong các tính toán theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đảm bảo mang đến sự tinh tế, tiết kiệm, dễ thi công bảo dưỡng sau này
- Sử dụng đồng hồ điện 3 pha 200A .
- Hệ thống thông tin trang bị tối đa đến nơi sử dụng , trang bị chống sét lan truyền đầy đủ.
- Bể tự hoại 8m3 xử lý toàn bộ nước thải của công trình. Bể nước ngầm 6m3 cung cấp cho nhu cầu cơ bản dùng nước.
- Máy nước nóng năng lượng mặt trời 320l.
- Hệ thống lạnh sử dụng hệ thống trung tâm VRV daikin
- V.v….
Đơn vị thiết kế điện nước : Công ty giải pháp thiết kế cơ điện sdme.
Chủ trì điện nước : Ths.ks bùi kiến hòa.
Design điện nước bởi ks nguyễn ngọc tuân , ks phạm duy quốc.
2. Sau đây xin giới thiệu đến các bạn bộ bản vẽ thiết kế :
Mặt bằng thiết kế ổ cắm tầng điển hình
Mặt bằng thiết kế điều hòa trung tâm tầng điển hình
Mặt bằng thiết kế hệ thống thông tin tầng điển hình
Thiết kế sơ đồ nguyên lý tủ điện
Thiết kế sơ đồ nguyên lý hệ thống thông tin
Thiết kế sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa không khí
Chúc các bạn thành công.

Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 0977772018 ( mr bùi kiến hòa ) hoặc mail :sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

TẠI SAO PHẢI LẮP TỤ BÙ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH DUNG LƯỢNG TỤ BÙ

hcm 30/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)

Theo qui định của ngành điện, thì hệ số cosφ phải luôn lớn hơn 0.8 (hệ số công suất). Nếu thấp hơn bạn sẽ bị phạt Vì sao vậy, bạn hãy xem nội dung dưới đây !
Ta đã biết công suất tiêu thụ điện được tính bằng điện áp nhân dòng điện tiêu thụ và nhân với hệ số công suất (P = UxIxcosfi), như vậy nếu doanh nghiệp nào cũng luôn đưa hệ số cosfi xuống thấp như vậy công suất tiêu thu sẽ thấp dẫn đến tiền điện ít đi rất nhiều.
tủ tụ bù công nghiệp
Nhưng do công suất truyền tải đến nhà máy của nhà máy tính bằng S = UxI, như vậy nhà cung cấp điện sẽ phải gánh toàn bộ phần công suất mất đi do hệ số công suất thấp. Do vậy mới có qui định phải luôn nâng cao hệ số công suất tiêu thụ, không thì bạn sẽ bị phạt nặng tiền điện đấy.
Dưới đây là phương pháp tính cơ bản các lắp đặt tụ bụ, để lấy lại và nâng cao hệ số công suất cho thiết bị của bạn.
1. Dùng Công thức tính dung lượng tụ bù
Để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần biết công suất (P) của tải đó và hệ số công suất (Cosφ) của tải đó :
Giả sử ta có công suất của tải là P
Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 ( trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn )
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 ( sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2 nhỏ)
Công suất phản kháng cần bù là Qb = P (tgφ1 – tgφ2 ).
Từ công suất cần bù ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà cung cấp tụ bù.
Giả sử ta có công suất tải là P = 100 (KW).
Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33
Vậy công suất phản kháng cần bù là Qbù = P ( tgφ1 – tgφ2 )
Qbù = 100( 0.88 – 0.33 ) = 55 (KVAr)
Từ số liệu này ta chọn tụ bù trong bảng catalogue của nhà sản xuất giả sử ta có tụ 10KVAr. Để bù đủ cho tải thì ta cần bù 6 tụ 10 KVAr tổng công suất phản kháng là 6×10=60(KVAr).
2. Dùng Bảng tra dung lượng tụ cần bù.
Phương pháp tính dung lượng cần bù theo công thức thường rất mất thời gian và phải có máy tính có thể bấm được hàm arcos, tan. Để quá trình tính toán nhanh, người ta thường dung bảng tra hệ số để tính dung lượng tụ bù.
Lúc này, ta áp dụng công thức : Qb = P*k
Với k là hệ số cần bù tra trong bảng tra dưới đây
bảng tra tụ bù
1 ví dụ điển hình bản vẽ thiết kế cho 1 tủ tụ bù 200 kvar.
Chúc các bạn thành công.

Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 0977772018 ( mr bùi kiến hòa ) hoặc mail :sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Giải pháp chiếu sáng cho khu văn phòng làm việc và học tập.

Thuộc dự án : trung tâm nguyên cứu và hợp tác quốc tế - thủ đức - hcm
Qui mô: 12 tầng - 12.000m2 
Chủ trì : bùi kiến hòa
Design bởi nguyễn ngọc tuân , phạm duy quốc.
Xem thêm tại web _ http://sdme.com.vn/



Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Giải pháp cấp điện cho căn hộ chung cư cao cấp

Thuộc dự án : ceasar place - 132 bến vân đồn - quận 4 - hcm
Qui mô: 2 tầng hầm- 45 tầng nổi - 80.000m2 
Chủ trì : bùi kiến hòa _ 0977772018
Design bởi nguyễn ngọc tuân , phạm duy quốc.
Xem thêm tại web _ http://sdme.com.vn/


Giải pháp chiếu sáng sự cố trong các công trình dân dụng và công nghiệp

hcm 28/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
I. GIỚI THIỆU :
Chiếu sáng sự cố là bộ phận quan trọng trong hệ thống chiếu sáng của các công trình xây dựng. Đặc biệt trong các nhà sản xuất công nghiệp nơi tập trung đông người lao động với mật độ cao, có nhiều máy móc, thiết bị sản xuất và các nguyên, nhiên vật liệu, các sản phẩm, thành phẩm để ở nơi làm việc hạn chế lối vận chuyển, đi lại. Do vậy hệ thống chiếu sáng sự cố là phương tiện chỉ dẫn rất quan trọng và cần thiết khi có sự cố, mất điện, cháy nổ hoặc các rủi ro bất ngờ khác, để người lao động thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
( bố trí đèn trong hầm )
Cũng như bất kỳ một hệ thống chiếu sáng nào đó, hệ thống chiếu sáng sự cố cần bảo đảm được các chỉ tiêu định lượng và chất lượng chiếu sáng theo một chuẩn quy định phù hợp với đặc thù của hoạt động thị giác . Tại các quốc gia công nghiệp, tiên tiến, ứng với mỗi lĩnh vực công nghiệp đều có tiêu chuẩn cho hệ thống chiếu sáng sự cố riêng biệt nhưng có các chỉ tiêu định lượng, chất lượng rất cụ thể và chi tiết, trong khi đó ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn chiếu sáng sự cố nói chung và các tiêu chuẩn chiếu sáng sự cố cho từng lĩnh vực công nghiệp riêng biệt dẫn đến việc nghiên cứu,thiết kế, bố trí các biển báo lối thoát, đèn sự cố trong các công trình công nghiệp chưa có sự thống nhất. Điều kiện chiếu sáng sự cố thực tế ở nhiều nhà máy, xí nghiệp rất kém nhưng các cơ quan kiểm tra không có căn cứ để đánh giá. Do vậy cần thiết nghiên cứu cụ thể hóa các chỉ tiêu chiếu sáng sự cố cho các công trình nhà công nghiệp và đề suất các giải pháp chiếu sáng hiệu quả của các hệ thống chiếu sáng sự cố các công trình.
II. CÁC CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN CHIẾU SÁNG SỰ CỐ
2.1. Chỉ tiêu độ rọi
Việc xác định chỉ tiêu độ rọi tiêu chuẩn chiếu sáng sự cố có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ ngoài việc đảm bảo cung cấp ánh sáng đầy đủ về cả số lượng và chất lượng dọc theo các đường thoát đủ để tạo thuận lợi cho việc di chuyển được an toàn tới cửa thoát hiểm, nó còn có ý nghĩa quyết định tới những chi phí tính toán thiết kế và vận hành hệ thống chiếu sáng.
Đối với việc xác định mức độ rọi chiếu sáng sự cố mà hoạt động thị giác không đòi hỏi phân biệt các chi tiết nhỏ, độ chính xác cao mà chủ yếu là quan sát chung, nếu áp dụng các phương pháp xác định độ rọi tiêu chuẩn theo độ nhìn rõ thường cho những kết quả không chính xác. Trong trường hợp này người ta thường áp dụng phương pháp thực nghiệm kết hợp với điều tra phỏng vấn.
Những nghiên cứu thực nghiệm quan trọng về chỉ tiêu chiếu sáng sự cố do Boyce, Simmons và Jaschinski [1] thực hiện. Các thí nghiệm sử dụng 3 tiêu chí trong đánh giá an toàn của chiếu sáng khẩn cấp là va chạm với các chướng ngại vật, thời gian thoát nạn và cảm nhận chủ quan về ánh sáng. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng mặc dù một loạt các chỉ tiêu kỹ thuật ánh sáng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, chỉ tiêu độ rọi có thể là thông số quan trọng nhất, dựa trên sự dung hòa các yếu tố như sự va chạm với các chướng ngại vật, thời gian thoát nạn và cảm nhận chủ quan về ánh sáng.
Các nghiên cứu đánh giá an toàn theo số va chạm với các chướng ngại vật lớn trong đường thoát luôn cho kết quả đánh giá tôt ở các mức độ rọi thấp 0,5 lx. Mặc dù các chướng ngại vật có thể tránh được ở những mức thấp này, người thử nghiệm vẫn còn do dự như phản ánh trong tốc độ chuyển động trung bình. Ở giá trị Etb=1 lx con người có khả năng di chuyển dễ dàng, nhanh chóng trong không gian ở tốc độ rất gần với tốc độ di chuyển dưới điều kiện bình thường.
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã được áp dụng đưa vào tiêu chuẩn chiếu sáng sự cố của các nước và tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay tiêu chuẩn quốc tế ISO 30061:2007 quy định độ rọi nhỏ nhất trên sàn lối thoát có chiều rộng tới 2m, không nhỏ hơn 0,5 lx ; ở tâm đường thoát giá trị độ rọi không nhỏ hơn 1 lx.
2.2. Chỉ tiêu chói lóa
Để đảm bảo môi trường ánh sáng tiện nghi, ngoài giá trị độ rọi sự cố tiêu chuẩn, người thiết kế cần tính tới các yêu cầu về chất lượng của môi trường ánh sáng bao gồm việc hạn chế chói lóa.
Trong chiếu sáng sự cố, các nguồn sáng chói như đèn có mặt trong trường nhìn có khả năng gây ra hiện tượng chói lóa mất khả năng, làm xuất hiện hiệu ứng màng mờ của mắt, gây nên suy giảm độ tương phản độ chói của hình ảnh trên võng mạc dẫn đến làm giảm độ nhìn rõ cũng như giảm tốc độ phân biệt các chi tiết nhỏ, giảm tốc độ di chuyển và khả năng an toàn thoát hiểm trong trường hợp có sự cố. Do đó cần thiết đánh giá và hạn chế hiện tượng này.
Một số nghiên cứu thực nghiệm về độ suy giảm độ nhìn rõ trong điều kiện chiếu sáng có các nguồn chói với mức độ khác nhau và thay đổi vị trí so với hướng nhìn được thực hiện tiêu biểu là nghiên cứu của Holladay.
Mô hình thực nghiệm về màng mờ của Holladay được công nhận tại Hội nghị lần thứ 9 của Ủy ban Chiếu sáng quốc tế. Holladay đã xác định độ chói màng mờ, được tạo thành từ nguồn sáng điểm trong trường nhìn qua biểu thức (1) sau:
Trong đó: b- Độ chói màng mờ
Em- là độ rọi tại mắt do nguồn chói gây nên
q - là góc giữa nguồn chói với hướng nhìn.
m- hệ số phụ thuộc độ chói của nguồn.
Để giảm tác động chói lóa mất khả năng, cần hạn chế giá trị cường độ sáng của đèn trong trường nhìn theo hướng quan sát.
Từ những năm 70, các tiêu chuẩn chiếu sáng của nước ngoài như Anh, Mỹ… đã đưa ra các khuyến nghị về chiều cao treo đèn nhỏ nhất phụ thuộc vào giá trị cường độ sáng của đèn. Từ năm 1971, tiêu chuẩn của Nga đưa ra các yêu cầu định lượng về hạn chế tác động chói lóa của các nguồn chói bằng các mức giới hạn của chỉ số chói lóa. Hiện nay các tiêu chuẩn quốc tế về chiếu sáng sự cố như ISO 30061 :2007 hoặc tiêu chuẩn của các quốc gia công nghiệp như Anh, Úc giới hạn giá trị cường độ ánh sáng lớn nhất theo chiều cao treo đèn, được quy định trong bảng 1:
Đối với các lối thoát nạn khẩn cấp trên mặt phẳng nằm ngang, hoặc khu vực sản xuất khi góc quan sát q tương ứng với góc từ 60 đến 90 theo phương thẳng đứng của đèn (hình 2), giá trị cường độ sáng của đèn cần hạn chế theo bảng 1. Đối với trường hợp đường thoát nạn là cầu thang, khi đó cần hạn chế giá trị cường độ sáng đối với mọi góc quan sát, do nguồn chói lóa hoàn toàn nằm trong trường nhìn (hình 3).
3. Yêu cầu phân biệt màu sắc:
Một trong những yêu cầu về chất lượng môi trường chiếu sáng khi có sự cố là bảo đảm điều kiện nhận biết đúng màu sắc của các biển báo và thiết bị an toàn trong nhà xưởng, dọc theo lối thoát.
Để đánh giá chất lượng ánh sáng theo yêu cầu phân biệt màu sắc người ta sử dụng chỉ số hiển thị màu Ra. Chỉ số này biểu thị mức độ phản ánh đúng màu sắc của vật thể trong điều kiện chiếu sáng thực tế so với điều kiện chiếu sáng bằng nguồn chuẩn. Trong trường hợp chiếu sáng sự cố, để xác định rõ màu sắc an toàn của các biển báo, thiết bị an toàn, các nguồn sáng có chỉ số Ra > 40 là thích hợp.
III. GIẢI PHÁP CHIẾU SÁNG SỰ CỐ ĐẢM BẢO CÁC CHỈ TIÊU ÁNH SÁNG VÀ CHẤT LƯỢNG ÁNH SÁNG
Chiếu sáng sự cố thường có hai thành phần, biển thoát hiểm EXIT và đèn chiếu sáng lối thoát. Để đảm bảo các chỉ tiêu ánh sáng đã đề xuất nêu trên khi thiết kế hệ thống chiếu sáng sự cố cần lựa chọn các giải pháp kỹ thuật sau đây.
3.1. Lựa chọn hệ thống chiếu sáng sự cố:
Có hai hệ thống chiếu sáng sự cố thường được sử dụng :
- Hệ thống đèn sự cố độc lập
- Hệ thống đèn sự cố điều khiển trung tâm.
Hình thức vận hành của các hệ thống này là duy trì, không duy trì hoặc kết hợp
Hệ thống đèn sự cố trung tâm sử dụng một buồng ácquy và thiết bị điều khiển để chuyển đổi điện áp ácquy thành dòng điện xoay chiều ở điện áp và tần số thích hợp. Ưu điểm chính của hệ thống này là sự lựa chọn đèn ít bị hạn chế do lưới điện chuẩn được sử dụng, hiệu suất phát quang cao.
Hệ thống độc lập sử dụng các đèn chiếu sáng độc lập, cung cấp chiếu sáng sự cố duy trì hoặc không duy trì, tất cả các thành phần: ácquy, bóng đèn, bộ phận điều khiển, thử nghiệm và cơ cấu giám sát, được cung cấp, chứa đựng trong đèn hoặc vùng lân cận (bán kính 1m). Hệ thống độc lập không tốn kém, dễ dàng lắp đặt và thích nghi, thích hợp sử dụng trong các công trình nhỏ.
Việc chọn lựa giữa hệ thống độc lập, và các hệ thống chuyển đổi được thực hiện trên cơ sở các đánh giá thiết bị với các chi phí bảo dưỡng, lắp đặt. Nhìn chung hệ thống độc lập thông thường phù hợp nhất với các công trình nhỏ mặc dù ácquy có tuổi thọ ngắn và cần thay đổi sau 4 năm. Trong trường hợp công trình có yêu cầu số lượng đèn lớn, khi đó chi phí thiết bị của hệ thống ácquy trung tâm có thể thấp hơn so với hệ thống độc lập nhưng kèm theo là yêu cầu sự bảo trì tổi thiểu. Hệ thống trung tâm nhỏ sử dụng ácquy axít – chì kín với tuổi thọ khoảng từ 4 đến 7 năm trong khi đó hệ thống chuyển đổi trung tâm lớn có tuổi thọ đến 25 năm.
3.2. Lựa chọn nguồn sáng:
Để chiếu sáng sự cố, nguồn sáng chủ yếu thường là các bóng đèn nung sáng, halogen nung sáng, huỳnh quang hoặc LED. Các bóng đèn LED, nung sáng và halogen nung sáng có ưu điểm là tắt-bật tức thời, thích hợp sử dụng trong các đèn sự cố độc lập, bóng đèn huỳnh quang được sử dụng trong các hệ thống đèn sự cố trung tâm cần khởi động trong chế độ sự cố không cần sự hỗ trợ của bộ khởi động.
Để định rõ màu sắc an toàn, giá trị nhỏ nhất cho chỉ số truyền màu của nguồn sáng trong trường hợp đèn chiếu sáng sự cố sẽ là Ra > 40, các bóng đèn nung sáng, halogen nung sáng có ánh sáng ban ngày, có chỉ số truyền màu cao , đáp ứng nhu cầu phân biệt màu sắc an toàn của các thiết bị an toàn, tuy nhiên hiệu suất phát quang và tuổi thọ của bóng đèn thấp. Bóng đèn huỳnh quang phổ biến có đèn ánh sáng ban ngày, ánh sáng trắng, trắng lạnh, trắng ấm thì nên sử dụng đèn ánh sáng ban ngày. Đèn LED được sử dụng rộng rãi trong các biển báo lối thoát hiểm và đèn sự cố độc lập do tuổi thọ cao.
3.3. Chọn loại đèn chiếu sáng:
Đèn chiếu sáng sự cố cần đảm bảo các chức năng an toàn phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn IEC 60598-2-22 như cung cấp 50% các chỉ tiêu ánh sáng tiêu chuẩn trong khoảng thời gian 5s sau khi nguồn cấp thông thường bị lỗi, và đạt 100% sau 60s và tiếp tục đến hết trong suốt thời gian xẩy ra sự cố. Chiếu sáng sự cố sử dụng cho khu vực nguy cơ cao cần phải đạt được các chỉ tiêu ánh sáng tiêu chuẩn trong vòng 0.25s sau khi nguồn thông thường bị lỗi và duy trì cho đến hết thời gian sự cố tối thiểu là 60 min.
3.4. Biển báo lối thoát hiểm : Biển báo lối thoát hiểm dùng điện phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
a. Về hình dáng, biểu tượng và thông tin chữ của biển báo lối thoát:
Các biểu tượng cơ bản của biển báo lối thoát được lựa chọn có hình vuông bao gồm các hình người chạy ra cửa thoát hiểm và hướng mũi tên, được quy định theo tiêu chuẩn ISO 7010: 2003 E :
b. Màu sắc: Màu sắc của biển báo lối thoát được lựa chọn theo quy định của tiêu chuẩn quốc tế ISO 3864-1:2002. Trong đó màu sắc tiêu chuẩn của biển báo được quy định là màu xanh lục, màu tương phản là màu trắng.
- Điều kiện chiếu sáng biển báo:
Điều kiện chiếu sáng tối thiểu nhằm đảm bảo độ nhìn rõ biển báo lối thoát trong trường hợp khẩn cấp, môi trường xung quanh tối, được quy định trong tiêu chuẩn ISO 30061:2007 E. Tiêu chuẩn này quy định giá trị độ chói nhỏ nhất của vùng màu xanh của biển báo là 2 cd/m2 , và 10 cd/m2 trong môi trường có xem xét đến khói cháy .
3.5. Vị trí bố trí đèn chiếu sáng sự cố, biển báo lối thoát:
Các biển báo an toàn được bố trí tại tất cả các cửa thoát dùng trong trường hợp khẩn cấp và dọc theo lối thoát nhằm chỉ dẫn rõ ràng lối thoát tới vị trí an toàn.
Phải có đèn chiếu sáng để phân tán người ở các vị trí sau:
- Tại mỗi cửa thoát được sử dụng trong trường hợp khấn cấp.
- Tại cầu thang, sao cho mỗi bậc thang đặc biệt là bậc đầu tiên và bậc cuối cùng được chiếu sáng trực tiếp từ đèn.
- Tại các cửa thoát khẩn cấp bắt buộc và các vị trí có biển báo an toàn.
- Những nơi rẽ, chuyển hướng thoát
- Các chỗ giao của hành lang
- Những nơi bố trí cửa thoát cuối cùng
- Tại các điểm cấp cứu.
- Tại những nơi có các thiết bị báo cháy và điện thoại khẩn cấp.
- Những nơi có nguy cơ có khói cháy cao, khi đó đèn chiếu sáng được khuyến nghị treo cách trần nhà ít nhất 0,5m
IV. KẾT LUẬN
Như vậy các giải pháp chiếu sáng sự cố cần đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu định lượng và chất lượng ánh sáng. Bên cạnh đó các yêu cầu kỹ thuật của đèn sự cố, biển báo lối thoái và vị trí lắp đặt cũng phải đảm bảo khi thiết kế hệ thống chiếu sáng sự cố nói riêng và hệ thống chiếu sáng nói chung. Trên cơ sở đó mới đảm bảo an toàn thoát nạn cho người lao động khi có sự cố xẩy ra .
Chúc các bạn thành công.

Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 0977772018 ( mr bùi kiến hòa ) hoặc mail :sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Ý TƯỞNG TÁI CHẾ XANH - ĐÈN BÀN

hcm 27/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)

Từ vật liệu bỏ đi chúng tôi tận dụng lại để tạo nên 1 sản phẩm.
Vật liệu bỏ đi bao gồm : vỏ chuột hư, cáp theo chuột, quạt 2 cánh và 1 đèn led mini ( riêng cái này phải còn sử dụng được )
Nguồn cấp cho đèn được lấy từ máy tính 5V hoặc cục sạc điện thoại.
Nhóm tham gia thực hiện : bùi kiến hòa, phạm duy quốc, nguyễn ngọc tuân.
Khi chưa bật đèn
Khi bật đèn
Chúc các bạn thành công.

Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 0977772018 ( mr bùi kiến hòa ) hoặc mail :sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

NGUYÊN TẮC LẮP ĐẶT MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

hcm 24/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Máy nước nóng năng lượng mặt trời vận hành nhờ ánh sáng mặt trời và là một máy nước nóng tổng dùng cho cả hệ thống nên khi lắp đặt cũng cần có những lưu ý nhất định để đảm bảo hiệu quả và tính tiện dụng.
1. Lưu ý bố trí nguồn nước cấp cho máy nước nóng năng lượng mặt trời. Với nhà mái bằng có dùng bồn nước lạnh lớn để trên trần thì xây trụ gạch hoặc làm khung sắt nâng bồn thêm 50-80cm sao cho đỉnh bồn đạt chừng 1,8m trở lên so với mặt sàn (tuy nhiên khống chế độ cao không được vượt quá 4m), với cách đấu theo kiểu bình thông nhau, nước sẽ luôn bổ sung tự động cho máy năng lượng mỗi khi dùng. Với nhà mái nghiêng do không thể đưa cả bồn lớn lên đỉnh nên cần lắp thêm bồn nước phụ có dung tích nhỏ đặt ngay trên thân máy năng lượng, nước trong bồn phụ khi vơi đi sẽ được tự động bơm lên, đầy sẽ có cơ chế tự ngắt. Riêng trường hợp có trang bị bộ điều khiển thông minh, do được kiểm soát cấp nước bằng van điện tử nên có thể nâng bồn theo cách thông thường hoặc cho phép dùng bơm trực tiếp cấp nước vào mà không cần tới bình nước phụ.
2. Hướng đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời hiệu quả nhất là theo hướng chính nam và được đặt tại nơi thoáng nắng - cho phép nhận nắng cả ngày. Vì một lý do kỹ thuật nào như địa hình hẹp không thể đặt đúng hướng, bị nhà khác cao hơn che khuất nắng một vài thời điểm trong ngày thì khả năng làm nóng sẽ bị ảnh hưởng tương ứng với thời lượng nắng mất đi.
3. Đường cấp nước lạnh có thể sử dụng bất kỳ loại ống nào (ống tiền phong, ống nhựa nhôm, ống PPR...) nhưng đường ống nóng ra nên sử dụng duy nhất ống chịu nhiệt PPR để đảm bảo giữ nhiệt và không bị hỏng về lâu dài. Cũng cần lưu ý tới yếu tố an toàn vệ sinh bởi các ống rẻ tiền thường làm bằng vật liệu không tốt, khi dùng cho nước nóng có thể tan một phần nhựa vào trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
4. Trên đường cấp nước vào cần có lắp van 1 chiều để nước nóng làm ra không bị thất thoát chảy ngược về bồn nước lạnh theo nguyên tắc bình thông nhau.
5. Khi lắp máy nước nóng năng lượng mặt trời nhất thiết phải làm 1 đường ống thông hơi cho máy. Ống thông hơi cũng phải làm bằng ống nhựa chịu nhiệt PPR. Chiều cao ống phải vượt quá đỉnh của bồn cấp nước lạnh để nước không bị trào ra. Nếu bịt kín ống thông hơi thì nước sẽ không chảy xuống được và do tác sự dãn nở thể tích của nước nóng sinh ra áp suất có thể sẽ gây bục hỏng thiết bị.
6. Một khi nhà đã trang bị máy nước nóng năng lượng mặt trời thì nên hạn chế lắp thêm các bình nóng lạnh điện, không những giảm bớt chi phí đầu tư mà còn giúp cao hiệu quả sử dụng nước nóng. Bởi nếu nước nóng phải chạy qua bình điện rồi mới tới vòi nước thì sẽ phải hòa trộn cùng với nước nguội còn trong đó (20-30 lít/ bình) khiến nước xả ra ban đầu là phần nước trộn - kém nóng, gây lãng phí năng lượng, lãng phí nước lại phải mất thời gian chờ đợi nước nóng. Giải pháp hữu hiệu nhất hạn chế nhược điểm này là sử dụng cơ chế 2 van đóng/mở để thông thường cho nước nóng chảy trực tiếp từ máy năng lượng tới vòi, chỉ riêng một ít ngày trời mưa mà rét quá mới cần đun hỗ trợ thì sẽ chuyển đổi van để dẫn nước âm ấm mà máy năng lượng mặt trời làm được vào đun thêm trong bình điện rồi ra vòi
Bản vẽ thiết kế như thế này.
Chúc các bạn thành công.

Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 0977772018 ( mr bùi kiến hòa ) hoặc mail :sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN NƯỚC NHÀ VỆ SINH

hcm 22/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.html
Nhà vệ sinh dù lớn hay nhỏ thì đều cần được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình. Trong đó thiết kế lắp đặt hệ thống điện nước nhà vệ sinh vừa hiện đại, an toàn, tiện dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu khi xây dựng nhà ở.
( phối cảnh wc )
( bản vẽ thiết kế )
Nhà vệ sinh dù lớn hay nhỏ thì đều cần được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình. Trong đó thiết kế lắp đặt hệ thống điện nước nhà vệ sinh vừa hiện đại, an toàn, tiện dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu khi xây dựng nhà ở.
- Mặt bằng lắp đặt phải bằng phẳng, không lồi lõm, không nghiêng lún để thuận lợi cho việc thoát nước được tốt. Mặt sàn của nhà vệ sinh cần có lỗ thoát nước mạnh và có độ nghiêng nhất định để tránh nước ứ đọng gây trơn trượt, ẩm ướt và tạo ra khí xấu cho ngôi nhà của bạn.Nhà vệ sinh phải bố trí gần hố ga nước thải, gần hệ thống cấp nước và hệ thống cấp điện.
- Hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện để khi lắp các thiết bị vệ sinh thì chỉ cần đấu nối đường điện, đường nước vào.
- Trong quá trình thi công, không được đóng đinh hoặc khoan vào tường hoặc sản nhà để tránh gây hỏng hóc, chập điện, rò rỉ.
- Phòng tắm, rửa vệ sinh thường xuyên ẩm ướt, do đó, khi lắp đặt các thiết bị điện cần chú ý đảm bảo độ an toàn cao. Nên chọn loại ổ cắm điện có nắp đậy ngăn nước. Không nên lắp đặt để lộ dây điện ra ngoài.
1. Hướng dẫn lắp bình nóng lạnh :
( hình mình họa )
+ Về nguồn điện :Bình sử dụng nguồn điện 220V ~ 50 Hz, có gắn thiết bị chống rò điện ELCB.Đường dây lắp đặt phải phù hợp với công suất tối đa của bình ( 2500 W).Bình phải được nối đất bằng dây nối đất và được lắp cố định vào dây tiếp mát ở phích điện 3 trấu.Nối bình trực tiếp vào nguồn điện, nên lắp Aptomat phù hợp ở ngoài.
+ Về nguồn nước : Bắt van an toàn vào đường nước lạnh của bình (ống được đánh dấu bằng vòm nhựa màu xanh). Nối đường cấp nước cho bình vào phần dưới của van an toàn bằng đường ống mềm để thuận tiện cho việc bảo dưỡng van an toàn hàng tháng.Nối đường nước nóng vào ống ra của bình nước nóng ( có viền màu đỏ) bằng ống cứng kim loại để có thể chịu đựng được lâu dài nhiệt độ nước nóng của bình chảy ra khi ta sử dụng hàng ngày.Nối một đường ống vào lỗ xả của van an toàn để khi cần ta có thể xả nước ra khỏi bình.Van an toàn xả ở chế độ 8 bar nên có một vài giọt nước chảy ra từ lỗ xả phụ của van trong quá trình đun là bình thường. Trong trường hợp áp suất nguồn nước cung cấp cho bình gần bằng giá trị của van, cần phải lắp thêm một van giảm áp càng xa bình càng tốt.
2. Hướng dẫn lắp vòi hoa sen
Vệ sinh hệ thống đường cấp nước bằng cách mở van tổng và các van nhánh để nước chảy tự do trong 5 phút. Lắp 2 ống lệch tâm vào 2 ống cấp nước chờ sẵn trên tường.Siết chặt đồng thời chỉnh khoảng cách giữa 2 ống này là 150mm. Lắp gioăng cao su vào 2 đai ốc trên thân sen.Lắp thân sen vào 2 ống cấp nước trên và siết chặt đai ốc. Lắp giá treo tay sen lên tường vào vị trí thích hợp. Lắp bát sen vào dây sen sau đó lắp dây sen vào thân sen
3. Hướng dẫn lắp đặt chậu rửa mặt
Thông thường bồn rửa có hai móc treo hai bên, nên nhớ đánh dấu vị trí của chúng thật cân bằng, dùng vít nở đúng kích cỡ bắt chúng lên tường rồi đặt bồn lên. Nếu là chậu đặt bàn đá thì ta phải lắp bàn đá trước.Sau khi treo bồn, cần kiểm tra lại độ phẳng bằng thước li - vô. Nếu chưa thật sự phẳng có thể kê thêm bằng những miếng cao su mỏng. Gắn các vòi cấp nước, xi phông và ống thoát nước vào đúng vị trí quy định. Kiểm tra độ kín của các điểm ghép nối.Dùng keo silicon trám những khe hở giữa bồn và tường hoặc giữa bồn và bàn đá. Nếu vòi nước là loại gắn vào bồn thì nên dùng cờ lê vặn thật chặt vào mặt bồn.
Chúc các bạn thành công.

Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 0977772018 ( mr bùi kiến hòa ) hoặc mail :sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

GIẢI NHIỆT BẰNG NƯỚC SỬ DỤNG CHILLER

hcm 21/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.html
1. Nói về hệ Chiller:
- Chiller là máy sản sinh ra nước lạnh. Có các hãng nổi tiếng đang cung cấp như Daikin, Trane, York,Carrier,...
- Đặc điểm và mục đich sử dụng:
+ Chiller là thiết bị sử dụng chu trình nhiệt động căn bản nên vẫn có các thiết bị chính : Máy nén, tiết lưu, bình ngưng,bình bay hơi.
+ Chiller là thiết bị làm lạnh nước,nên nước sẽ là chất tải lạnh. Có 1 số bác vẫn quen miệng nói nước là MCL. MCL là chất thực hiện 4 chu trình : nén, ngưng tụ, giãn nở và bay hơi cơ ạ. Còn Chất tải lạnh ở đây là nước, sẽ ngậm nhiệt ở giàn FCU và thải nhiệt ở giàn bay hơi trong bình bay hơi của Chiller.
+ Giải nhiệt cho Chiller có 2 phương pháp : dùng giải nhiệt gió và giải nhiệt nước.
- Nguyên lý làm việc:
+ Chu trình nhiệt động:
(sơ đồ nguyên lý máy làm lạnh nước chiller)
Máy nén - Giàn ngưng - Tiết lưu - Giàn bay hơi,... Các bạn đều nắm đc chu trình làm việc của nó để biến năng lượng điện thành công lấy nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp hơn ném ra nơi có nhiệt độ cao hơn rồi. mình không nói lại nữa. Có lưu ý là : Đối với hệ thống điều hòa thông thường dùng giàn bay hơi để làm lạnh trực tiếp không khí thì với hệ chiller giàn bay hơi này chỉ để làm lạnh nước. Sau đó nước lạnh đc dùng để làm gì thì tùy mục đích. Thông thường nước lạnh ra khỏi chiller vào khoảng 7-12 độ C. Tùy model máy và hãng sản xuất cũng như công năng chiller cần mà set. Nước lạnh đầu ra này có ngưỡng độ trên vì nó dựa trên tiêu chí thông số thủy động học, lý tính của nước và bài toán kinh tế. Nước càng lạnh càng hiệu quả kinh tế thấp do phải bảo ôn cao, độ nhớt cao, dễ bị đóng băng là ko tốt; nhưng ngược lại, càng lạnh thì năng suất giải nhiệt của nước càng cao. Do đó các hãng thường khống chế nước đầu ra ở ngưỡng nhiệt này thôi.
+ Chu trình nước lạnh: Sau khi nước lạnh ra khỏi chiller sẽ được đưa đến tải cần tiêu thụ. Tải này có thể là mục đích điều hòa không khí, bảo quản kho, làm giải nhiệt máy,... Đối với công trình office, trung tâm thương mại thì chiller hay dùng để làm điều hòa không khí. Với các máy công nghiệp lớn, xưởng đúc thì chiller hay dùng để giải nhiệt thiết bị. Với DataCenter như bác trên đây nói thì Chiller cũng sử dụng như điều hòa không khí thì chính xác hơn là giải nhiệt. Có bác sẽ hỏi tại sao lại phân biệt điều hòa không khí và giải nhiệt? Xin trả lời là cụm từ " điều hòa không khí" rất rộng, ngoài giải nhiệt ra thì nó còn điều chỉnh ẩm, khử ồn, khử khuẩn, khử bụi,...
Tiếp đó, sau khi trao đổi nhiệt với tải thì nước này sẽ nóng lên và quay lại chiller, lại trao đổi với giàn bay hơi ở chiller để lạnh xuống. Lại lặp lại chu trình.
+ Giải nhiệt gió: Nếu hệ chiller này dùng giải nhiệt gió thì hệ thống ống có cánh ở giàn ngưng tụ kèm quạt sẽ làm vấn đề này.Ở phía bài trên, bác có nói trong phần ưu điểm giải nhiệt nước là ống dẫn nước có thể đi xa hơn ống dẫn gas trong hệ thống air cooled là hơi nhầm thì phải. Với máy giải nhiệt gió dù là chiller hay máy ĐHKK thông thường thì việc giải nhiệt sẽ tích hợp luôn trên máy outdoor hoặc chiller luôn. Nên vấn đề gas đi từ máy nén đến giàn giải nhiệt này rất ngắn. So vẫn đề này thì dùng cooling tower thiệt là chắc. Em sẽ phân tích ưu điểm của cooling tower phía sau. Vì sao dùng nó và dùng khi nào mới tốt.
+ Giải nhiệt nước : Với Chiller dùng giải nhiệt nước thì nhiệt thải ra từ giàn ngưng tụ sẽ được trao đổi với 1 hệ tuần hoàn nước khác. Nó là vòng tuần hoàn nước giải nhiệt. Nước đến làm mát cho bình ngưng sẽ bị nóng lên và đi lên 1 thiết bị trao đổi nhiệt với không khí để hạ nhiệt xuống và lại quay về bình ngưng. Với hệ chiller này là phức tạp nhất vì cần thêm 1 chu trình tuần hoàn nước khác nhau, 2 hệ bơm khác nhau và 2 hệ ống nước khác nhau. Và đương nhiên cần thêm cái Cooling Tower này rồi.
Như vậy : Với hệ chiller dùng giải nhiệt bằng nước được xem là hệ phức tạp, cồng kềnh và tốn kém nhất. Vì ngoài những thiết bị chính như hệ giải nhiệt gió, thì cần thêm 1 hệ bơm, 1 tháp trao đổi nhiệt, 1 hệ ống cho vòng tuần hoàn giải nhiệt. Đó còn chưa kể công tác bảo trì, duy tu, làm mềm nước, vệ sinh định kỳ. Nhưng ưu điểm về hiệu quả giải nhiệt ổn định thì lại tốt hơn.
2. Nói về Cooling Tower:
( tháp giải nhiẹt )
Về bản chất thì tháp giải nhiệt đều sử dụng nguyên lý trao đổi nhiệt giữa nước và không khí là truyền nhiệt và bay hơi. còn cấu tạo thì rất đơn giản gồm : thân vỏ, giàn trao đổi hoặc bề mặt tăng tiếp xúc bằng các tâm đục lỗ theo tầng,tấm ziczac, Quạt tạo luồng gió cưỡng bức, hệ thống giàn phuc, khai đựng, ống thu,....
Tháp giải nhiệt là thiết bị trao đổi nhiệt cuối cùng trong chu trình nhiệt của hệ điều hòa không khí hoặc giải nhiệt. Nó đảy nhiệt cuối cùng ra môi trường không khí.
Đây là thiết bị chỉ xuất hiện với hệ thống giải nhiệt bằng nước. Có thể áp dụng cho chiller water cooled, hệ thống giải nhiệt,làm mát thông thường khác.
So với việc giải nhiệt gió thì hệ sử dụng Cooling tower này có ưu điểm đó là:
- Năng xuất giải nhiệt cao với vùng khí hậu nóng và khô. Nếu ở nước ta,vào những ngày nồm ẩm, không khí bão hòa 100% hơi nước thì hệ cooler này chỉ giải nhiệt được nhờ trao đổi nhiệt chứ ko nhờ bay hơi được nữa. Và khi đó thì năng xuất giải nhiệt chỉ bằng với hoặc thấp hơn giải nhiệt gió nếu xét cùng các yếu tố khác. Cái này áp dụng cho các khu Trung Đông, Tây Á là vô đối.
- Năng xuất giải nhiệt lớn : Do có thể chế tạo các tháp to tùy ý nên năng xuất có thể nói là đáp ứng được hết các hệ thống lớn.
- Tính ổn định giải nhiệt cao: Vì giải nhiệt bằng cả 2 cách truyề nhiệt và bay hơi nên nó vẫn được xem là ổn định cao hơn với phương pháp truyền nhiệt đơn thuần của hệ giải nhiệt gió.
- Không ảnh hưởng đến bố trí trong gian máy: Outdoor, chiller để ở gian máy còn cái Cooling tower này thì vứt trên mái, gian máy không ảnh hưởng gì.
- Chi phí đầu tư,lắp đặt, vận hành và bảo trì đều cao hơn hệ giải nhiệt gió là điều đương nhiên để đánh đổi lấy các ưu điểm bên trên rồi. Nên dùng khi nào:
- Ngoài các trường hợp bắt buộc phải dùng thì cái cooling tower này nên cân nhắc sử dụng khi giải được bài toán về chi phí và hiệu quả tiết kiệm, mỹ quan nữa. Nếu việc đầu tư ban đầu cao, nhưng CĐT lại có thể dùng ghép các tổ, rồi vị trí đặt thẩm mỹ hơn thì nên sử dụng Cooling Tower.
Kiểu thiết kế phòng máy chiller
( điển hình vị trí phòng đặt chiller thuộc dự án diamon city )
Chúc các bạn thành công.

Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 0977772018 ( mr bùi kiến hòa ) hoặc mail :sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

TẠI SAO PHẢI NGẮT TỤ TÙ KHI CHẠY MÁY ĐIỆN

TẠI SAO PHẢI NGẮT TỤ TÙ KHI CHẠY MÁY ĐIỆN

hcm 20/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.html
1 bạn đọc hỏi: Chúng tôi có một máy phát điện diesel dự phòng 400kVA và trạm biến áp 1500kVA có gắn tụ bù hệ số công suất. Khi mất điện luới và máy phát hoạt động, chúng tôi phải ngắt tụ bù ra khỏi hệ thống thì máy phát mới hoạt động ổn định đựơc. Nếu để nguyên tụ bù thì điện áp giao động lên xuống mạnh và máy phát tự tắt. Vậy chúng tôi muốn hỏi tụ bù hệ số công suất có ảnh hưởng gì đến hoạt động của máy phát điện và cách xử lý trong trường hợp này là thế nào
Lý do như sau :
Trong lưới điện xoay chiều 3 pha của một nhà máy công nghiệp thông thường hay 1 công trình sử dụng nhiều tải như chung cư khách sạn văn phòng luôn tồn tại hai loại công suất:
- Công suất hữu dụng (kW) là công suất sinh ra công có ích trong các phụ tải.
- Công suất phản kháng (kVAr) loại điện cảm là công suất vô ích, gây ra do tính cảm ứng của các loại phụ tải dây quấn như mô tơ, ballast đèn cao áp... Công suất này không tiêu thụ nhiên liệu của nguồn điện, nhưng sinh ra dòng điện lớn làm quá tải dây dẫn và tăng hao hụt điện năng trên dây dẫn.
Người ta loại trừ thành phần công suất phản kháng (loại điện cảm) nói trên, người ta dùng tụ bù. Nguyên tắc quan trọng của bù phản kháng bằng tụ là không được bù quá mức, sẽ sinh ra công suất phản kháng loại điện dung. Công suất phản kháng loại điện dung ngoài các tác hại nói trên còn tăng cường tác hại của các thành phần nhiễu sóng tần số cao (do dung kháng của tụ giảm đi ở tần số cao hơn). Có hai cách bù phản kháng là:
- Bù chung: mắc tụ bù chung cho cả hệ thống phụ tải ở đầu nguồn biến áp (phổ biến).
- Bù riêng: mắc tụ bù song song với từng phụ tải và đóng cắt cùng với phụ tải (chỉ dùng trong trường hợp phụ tải lớn đáng kể)
Máy phát điện diesel công nghiệp (MPĐ): MPĐ bao gồm hai thành phần cấu tạo chính là động cơ diesel và đầu phát điện. Động cơ là thành phần sinh ra công suất hữu dụng (kW) và đầu phát ngoài việc truyền đi công suất hữu dụng này, chịu trách nhiệm sinh ra công suất phản kháng. Đầu phát nói chung bao gồm 1 phần phát điện lực chính và 1 phần phát điện nhỏ để kích từ cho phần phát điên chính.
Đầu phát điện nhỏ thông dụng hiện nay lấy nguồn công suất để kích từ dùng từ chính nguồn điện lực chính, bằng cách nối trực tiếp, hoặc thông qua một cuộn dây phụ. Bộ điều áp (AVR) sẽ đo diện áp ra của stator chính và điều khiểu công suất kích từ theo sơ đồ: stator chính- AVR- stator kích từ- rotor kích từ- bộ diode quay- rotor chính. Nhược điểm của hệ thống kích từ loại này là khi điện áp ra của stator bị dao dộng hoặc bị méo sóng thì AVR không thể khắc phục hoàn toàn sự dao động này do nguồn nuôi AVR cũng chính là nguồn bị dao động. Trong các hệ thống phát điện lớn hơn hoặc các trường hợp phụ tải đặc biệt, người ta phải dùng một máy phát kích từ độc lập hoàn toàn với stator chính.
Tụ bù và MPĐ: Trong trường hợp bù chung và tụ bù nằm trên đường cung cấp ra tải của MPĐ, quá trình xảy ra như sau: MPĐ khởi động - đóng phụ tải vô MPĐ. Tuy nhiên ban đầu các phụ tải mô tơ chưa được đóng điện nên phụ tải chính chỉ là bộ tụ điện và một vài phụ tải nhỏ khác. Như vậy phụ tải MPĐ lúc này mang tính điện dung (tương tự như trường hợp bù quá mức nói trên). Điện dung này kết hợp với điện cảm của stator MPĐ tạo nên một mạch dao động LC và sinh ra các dao động điện áp với tần số cộng hưởng nào đó. Tần số cộng hưởng không nhất thiết phải là 50Hz mà có thể là các sóng hài bậc cao hơn như 100Hz, 150Hz,.... Sóng hài là các thành phần có tần số cao hơn tần số chuẩn 50Hz, do chính đầu phát, hoặc các phụ tải phi tuyến gây ra, ít nhiều luôn tồn tại trên hệ thống điện.
Như nói trên, với một MPĐ thông dụng, cấu tạo hệ thống kích từ không cho phép loại trừ hiện tượng tự dao động này, và kết quả là điện áp của MPĐ không ổn định được trong phạm vi điều chỉnh của AVR.
Với máy biến áp thì điện cảm của phần lưới vô cùng nhỏ (trừ trường hợp lưới điện vùng xa...) và công suất nguồn gần như vô hạn nên các dao dộgn này không phát sinh và không tự khuyếch đại lên được.
Phương pháp khắc phục trong trường hợp này có thể là:
- Tụ bù chung chỉ được dùng với biến áp, và không được dùng với MPĐ.
- Sử dụng phương pháp bù riêng nếu bắt buộc phải bù.
- Sử dụng MPĐ có hệ thống kích từ độc lập.
Chúc các bạn thành công.

Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 0977772018 ( mr bùi kiến hòa ) hoặc mail :sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Thiết kế điện nước - Trải nghiệm công việc gian nan và thú vị

hcm 15/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)

1.Thiết kế hệ thống điện
Việc thiết kế hệ thống điện do người thiết kế thực hiện, tuy vậy chủ đầu tư , kiến trúc sư cũng cần biết một số điều cơ bản để yêu cầu người thiết kế và kiểm tra khi công nhân thực hiện.
Hệ thống diên trong – ngoài nhà trước tiên phải tuyệt đối an toàn, sau dó là kinh tế, mỹ quan, đơn giản và tiện nghi.
Khi thiết kế cần tận dụng các thành lựu tiên tiến: thiết bị bảo vệ tự động, công tắc điều kiện từ xa, ổ cắm da năng,…
Nếu có điều kiện, nên bố trí các dường điện độc lập cho:
- Các thiết bị tiêu hao nhiều điện năng: bình nước nóng, máy diều hòa, máy bơm,…
- Hệ thống ổ cắm;
- Hệ thống đèn.
Khi thiết kế hệ thống điện trong nhà cần chú ý:
+ Đường dây cấp điên theo trục dứng nên dặt dọc cầu thang hoặc trong hộp kỹ thuật, không nên đi qua các phòng.
+ Khi phải dẫn diện qua móng, tường, sàn,… thì dây điện phải qua ống cách diện và ống phải đặt dốc, dễ thoát nước, tránh ứ đọng nước.
+ Đường dây điện phải tránh những chỗ tường có thể phải khoan lỗ, đóng đinh.
+ Không đặt đường dây diện vào ống thông hơi để đưa điện lên mái.
+ Cần hạn chế các đường điện giao nhau
+ Đường điện trong nhà thường đật chìm trong tường, khi đó dây phải cách điện tốt và phải dặt trong ống gen nhựa PVC.
+ Ổ cắm điện phải đặt cao hơn 1,5 m tính từ mặt nền, mặt sàn nếu đặt ở bếp. Nếu ổ cắm điện đặt trong hốc tường chỉ cần cao hơn mặt nền (sàn) 0,4 m. Ô cắm điện phải đặt xa các bộ phận kim loại cố tiếp xúc với đất (ống dẫn nước, chậu lửa,…) ít nhất là 0,5 m.
+ Công tắc điện điều khiển đèn phải dặt cao hơn mặt nền (sàn) > 1,50 m. Không đặt công tắc điện trong phòng tắm, chỗ giặt, buồng xí,…
+ Phải đặt thiết bị bảo vệ và điều khiển chung của cả nhà hoặc từng tầng
+ Các bảng phân phối điện, thiết bị bảo vệ, … cần đặt nơi tiện sử dụng.
Khi thiết kế hệ thống diện ngoài nhà cần chú ý:
+ Khoảng cách an toàn về diên phải tuân theo các quy định ở mục
+ Dây dần điện đặt ưên cột điện gần nhà phải đảm bảo khoảng cách từ dây dẫn đển bancông hoặc cửa sổ > 1,5 m
+ Dây dần điện đặt ưên cột điện gần nhà phải đảm bảo khoảng cách từ dây dẫn đển bancông hoặc cửa sổ > 1,5 m
+ Không dược đặt dây dần diện ngoài ngay trên mái nhà.
+ Dây dẫn điện vượt qua đường phải cao hơn mặt dường:
- Khi có xe qua lại: 6,0 m;
- Khi không có xe qua lại: 3,5 m.
+ Khi chạm vào dây dẫn có cách diện dặt ngoài trời mà không có bảo vệ phải xem như chạm vào dây trần.
Các bản vẽ cáp điện bao gồm:
+ Sơ đồ nguyên lý phân phối điên;
+ Mặt bằng cấp điện các tầng nhà;
+ Mặt bằng chiếu sáng các tầng nhà;
+ Mật bằng cấp điện các tầng nhà;
+ Mặt bằng hệ thống điện nhẹ ( nếu có )
+ Thống kê vật liệu cần dùng.
2. Thiết kế hệ thống cấp nước.
Nguyên tắc thiết kế hê thống cấp nước như sau:
+ Đường ống đến các thiết bị dùng nước ngắn nhất.
+ Các đường ống thẳng đứng thường dặt trong hộp kỹ thuật gần các thiết bị dùng nhiều nước ( náy giặt, bình nước nóng,…), các đường ống nằm ngang thường, đặt cb m trong tường, do vậy ống phải tốt, các mối nối phải khít.
+ Thuận lợi cho sử dụng, quản lý, kiểm tra và sửa chữa
+ Không đặt đường ống qua phòng ờ.
+ Mỗi đường nhánh không phục vụ quá 5 thiết bị dùng nước.
+ Nên có bể chìm để dự trữ nước và bơm lên bể ưên cao để dùng thuận tiên và thoát được các chất khử trùng. Đường ống để bơm nước lên bể chứa trên cao và dường ống cấp nước đến các thiết bị nên làm riêng, nếu làm chung thì phải có van một chiều ờ vị trí trên máy bơm.
+ Tiêu chuẩn dùng nước trung bình mỗi người một ngày đêm là 300 l
Các bản vẽ cấp nước bao gồm:
+ Sơ đồ hệ thống cấp nước toàn nhà.
+ Mặt bằng cấp nước các tầng nhà.
+ Thống kê vật liệu cấp nước cần dùng.
3. Thiết kế hệ thông thoát nước
Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước như sau:
+ Đường ống phải đủ lớn ỉ(vì phải chảy tự do, lại có nhiều chỗ góc,…)
+ Hệ thôhg đường ống thoát nước phải có hai loại: a/ thoát nước buồng xí và b/ thoát nước mua, tắm giật, rửa,’ bếp,… (dùng chung). Loại a/ dẫn vào bể tự hoại; loại b/ dẫn trực tiếp ra hệ thống thoát nước công cộng. Không được dùng chung cho cả hai loại này, vì nước xà phòng, chất tẩy rửa,… ở loại b/ nếu cho vào loại a/ thì sẽ làm chết vi khuẩn trong bể tự hoại và mang nhiều tạp chất cứng làm chóng dầy bể tự hoại.
+ Đường kính tối thiểu:
- Loại a/: 114 mm;
- Loại b/: 90 mm.
+ Đường ống thẳng đứng loại a/ đặt dưới buồng xí, loại b/ đặt gần nơi thải nhiều nước, đặt trong hộp kỹ thuật.
+ Độ dốc của các ống nằm ngang phải > 1,5%. Các ống nằm ngang qua móng, tường có thể đặt trên hoặc dưới mực nước ngầm đều được.
+ Phải có lưới chắn rác trên đầu loại b/: ở mái nên dùng chắn rác hình cầu . Ở buồng xí, buồng tắm, bếp dùng loại có nắp chụp dể tránh mùi hôi thối dưới cống rãnh bốc lên (bằng inox hoặc nhựa).
+ Đảm bảo chất lượng để dùng dược lâu dài (vì nếu phải sửa chữa sẽ rất phiền phức).
+ Đường ống thoát nước đứng không nhỏ hơn D114 cho ống thoát phân và D80 cho thoát nước sinh hoạt.
Các bản vẽ thoát nước bao gồm:
+ Sơ đồ thoát nước toàn nhà, các khu vệ sinh (hướng thoát nước ra ngoài nhà).
+ Mặt bằng thoát nước các tầng nhà.
+ Thống kê vật liệu thoát nưởc cần dùng.
Chúc các bạn thành công.

Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 0977772018 ( mr bùi kiến hòa ) hoặc mail :sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Công tác lắp đặt đường ống cấp thoát nước – Biện pháp thi công

hcm 13/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)

Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.htm
Để thực hiện được công việc như trên, trước hết bạn phải làm các bước như sau :
( Ths.ks bùi kiến hòa trực tiếp giám sát tác giả tại công trường )
1.Biện pháp định vị lấy dấu:
Sau khi được bàn giao mặt bằng, nhà thầu sẽ thi công lắp đặt các đường ống nước v.v…
Cao độ lắp đặt ống nước, và các thiết bị so với mặt sàn hoàn thiện như sau:
- Đầu chờ bình nước nóng khu WC: +1,75 m
- Đầu chờ bình nước nóng bếp: +1,8 mm
- Đầu chờ sen tắm: +0,75 m
- Đầu chờ lavabo: +0,55 m
- Lộ đi ống nước nóng khu WC: +1,0 m
- Lộ đi ống nước lạnh từ đồng hồ vào khu WC:-30 mm
2.Biện pháp lắp đặt đường ống cấp nước:
Việc tập kết vật tư thi công và bảo quản tại kho của công trình cần tuân thủ các yêu cầu kiểm tra chất lượng của đại diện Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
Để đảm bảo chất lượng, việc gia công cắt, ren ống thép tráng kẽm được thực hiện trực tiếp tại chân công trình bằng bàn cắt thủ công kết hợp với máy cắt ren ống chuyên dụng.
Ống nhựa PVC là ống được sử dụng nhiều nhất ở hầu hết các công trình nhà phố, biệt thự. So với ống kẽm và ống PPR thì ống nhựa PVC có giá thành thấp hơn rất nhiều và công tác lắp đặt nhanh chóng. Với ống PVC này thì việc lắp đặt đơn giản, các bạn chỉ cần dùng keo dán ống nước PVC chuyên dụng là được rồi.
Đối với ống và phụ kiện nhựa PPR việc lắp đặt ống phức tạp hơn ống PVC, khi lắp đặt các bạn cần sử dụng máy cắt, hàn ống, khi liên kết các ống và các phụ kiện thì dùng máy hàn nhiệt cầm tay chuyên dụng. Khi hàn máy phải đủ nóng để làm mềm ống trong 4-6 giây, sau đó đưa vào kết nối với măng sông hay vật tư khác. Lưu ý trước khi hàn phải cắt ống sao cho bề mặt cắt phải phẳng, lau sạch đầu ống hàn, khi hàn ống, đấu nối các phụ kiện chú ý giữ ống và phụ kiện thẳng góc với máy hàn.
Đường ống cấp nước đi chìm trong tường của khu vệ sinh do vậy khi thi công lắp đặt các bạn sẽ vẽ lờn tường những đường cắt đục, sử dụng các loại máy cắt gạch kết hợp thủ công, để tạo rãnh trên tường. Như vậy, sau khi lắp đặt sẽ đảm bảo đường ống chìm hẳn trong tường đảm bảo cho công tác ốp gạch men sau này được thuận tiện. Độ sâu cắt đục tường trung bình là 3 – 4cm, độ rộng trung bình là 5-10cm tùy từng vị trí. Nếu tại vị trí có nhiều ống đi cùng 1 lộ nhà thầu sẽ đục cắt tường cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến kết cấu của tường.
Việc chèn, đệm kín khe hở khớp nối ren khi thi công trục đường ống cấp nước được thực hiện bằng sợi đay tơ tẩm sơn.
Tất cả các đầu ống trước và sau thi công đều được bịt kín bằng nút bịt ống tránh các vật lạ lọt vào và sẵn sàng cho công tác thử áp lực. Công tác thử áp lực đường ống sẽ được tiến hành ngay sau khi lắp đặt xong cho từng tầng.
Sau khi lắp đặt ống xong dùng vữa xi măng trát cố định ống trên tường , dưới sàn nhà.Để kiểm tra độ kín của đường ống cấp nước các bạn thực hiện phép đo thử như sau: bịt kín các đầu ống bằng nút bịt thép, dùng bơm nước, bơm nước đầy toàn bộ hệ ống cấp, sử dụng bơm cao áp đưa nước trong hệ thống tới áp suất đỉnh 8kg/cm2 (theo yêu cầu của thiết kế). Duy trì trạng thái áp suất cao trong khoảng thời gian 15 phút, nếu sụt áp không vượt quá 0,2 kg/cm2 so với áp suất đỉnh là đạt yêu cầu. Nếu sụt áp vượt quá mức trên các bạn sẽ kiểm tra tìm chỗ rò rỉ để khắc phục. Khi Chủ đầu tư và tư vấn giám sát chấp thuận kết quả thử áp lực, công việc thử áp lực mới đuợc hoàn thành.
3.Biện pháp lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm:
Trục đứng cấp nước được thiết kế ống thép tráng kẽm và phương pháp lắp đặt với ống ≤ D50 dùng phương pháp ren, với ống > D50 dùng phương pháp hàn mặt bích.
Khi lắp đặt các bạn căn cứ bản vẽ thiết kể để xác định các vị trí ống trục đứng cấp nước, dùng máy ren chuyên dụng để ren tiện các đầu ống, các mối tiện ren được sơn chống rỉ, quấn dây đay để đảm bảo khi lắp đặt xong các mối nối được kín khít, các ống trục đứng cấp nước được cố định bằng các giá treo đỡ ống (V 40x 40x 4), khoảng cách giữa các giá đỡ là 1,6 m, ống trục đứng được đưa lên các tầng thông qua hộp kỹ thuật vận chuyển bằng thủ công.
Sau khi lắp đặt xong toàn bộ hệ thống trục đứng, các giá đỡ đảm bảo chắc chắn không bị rung lắc ta bịt các đầu chờ và tiến hành bơm thử áp lực. Xác định vị trí lắp đặt bơm, đổ bệ bơm bằng bê tông để đảm bảo khi hoạt động không bị rung. Khi bê tông đủ độ chắc chắn ta lấy dấu khoan bắt chân máy bơm xuống bệ bê tông, dưới chân máy bơm đặt tấm đệm cao su dầy từ 1 đến 2 cm để chống rung, chống ồn. Máy bơm với ống hút và ống cấp lên bể mái được lắp đặt bằng khớp mềm, van 1 chiều chống va đập làm hỏng máy bơm. Khi lắp đặt xong các bạn sẽ mời nghiệm thu và đưa vào chạy thử, đảm bảo yêu cầu mới đưa vào sử dụng.
4.Biện pháp lắp đặt đường ống thoát nước
Do thoát trục là ống PVC D350, D300, D200, D150, D100 quy cách xuất xưởng 4m/đoạn nên các bạn sẽ thi công từ dưới lên cho thuận lợi. Đối với các đoạn ống đi xuyên qua trần bê tông sẽ dùng máy khoan bê tông đục xuyên sàn.
Để chịu được va đập lớn của nước thải khi sử dụng các bạn dùng đai ôm ống hoặc giá đỡ ống bằng thép chữ L, ở những nơi không thể ôm ống vào tường bằng đai ôm bình thường.
Toàn bộ các loại ống thoát của tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần bê tông và trần thạch cao của tầng dưới. Do đó Nhà thầu sử dụng quang treo ống chuyên dụng và ty treo để cố định các đường thoát tầng. Quang treo được chế tạo sao cho thật dễ dàng điều chỉnh độ cao thuận lợi cho việc lấy độ dốc.
Ống PVC và phụ kiện được nối với nhau bằng keo dán ống chuyên dụng. Kết nối ống bằng keo, lau sạch đầu ống và vật tư cần kết nối bằng giẻ dùng cọ thoa keo đều đầu ống và vật tư sau đó dùng tay ấn mạnh đầu ống vào vật tư và giữ chặt trong 3-5giây.
Với hệ thống thoát nước ngoài công tác lắp đặt ống phải tiến hành công tác chống thấm cho các vị trí ống đi xuyên qua sàn bê tông. Biện pháp thi công chống thấm cho các lỗ xuyên sàn:
- Khi toàn bộ đường ống cấp thoát thi công và công tác kiểm tra độ chính xác hình học cũng như kiểm tra khắc phục rò rỉ xong Các bạn mới tiến hành công tác thi công chống thấm khu vệ sinh.
ư
- Trước tiên các bạn thực hiện bịt kín các lỗ xuyên sàn bằng xi măng trộn lẫn với phụ gia chống thấm, tỷ lệ pha trộn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên vỏ hộp sau đó Các bạn tiến hành chống thấm xung quanh cổ ống bằng hỗn hợp trên và vải thủy tinh. Trước khi rải vải thủy tinh các bạn sẽ quét 2 lớp sơn chống thấm đợi cho khô để tạo thành một liên kết vững chắc. Sau khi rải vải thủy tinh các bạn sẽ quét thêm 1 lượt sơn nữa để cố định vải vào nền, các bạn thực hiện công tác chống thấm cho toàn bộ các lỗ xuyên sàn khu vệ sinh. Công tác chống thấm được coi là hoàn thành sau khi ngâm nước vào khu vệ sinh 24h mà không phát hiện bất cứ một rò rỉ nào xuống tầng dưới.
5.Biện pháp lắp đặt thiết bị vệ sinh
Thiết bị vệ sinh hầu hết làm bằng sứ, do đó để đảm bảo an toàn cho thiết bị các bạn sẽ tiến hành lắp đặt hết sức cẩn thận và sau đó phải có biện pháp bảo vệ chu đáo. Các bạn sẽ chỉ lắp đặt thiết bị vệ sinh khi các công tác xây trát ốp, lát và trần đã hoàn thành. Các ghép nối giữa thiết bị và đường ống đều được sử dụng các loại gioăng do nhà sản xuất cung cấp đồng bộ hoặc chỉ định, các thiết bị được lắp đặt một cách ngay ngắn và cân đối. Một số thiết bị như lavabo và tiểu treo phải được cố định vào tường bằng nở thép mạ kẽm hoặc nở INOX. Thiết bị lắp đặt xong phải được xối nước chạy thử. Nước thoát phải nhanh, các xi phông phải kín khít không chảy nước ra sàn. Xí bệt khi xả phải thấy dấu hiệu rút nước.Khi thiết bị lắp đặt xong các bạn sẽ thực hiện công tác bảo vệ cho đến khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Nghiêm cấm việc công nhân sử dụng các thiết bị vệ sinh.
6.Công tác vệ sinh công nghiệp, dọn dẹp mặt bằng
Các bạn sẽ phối hợp với thầu phụ tiến hành công tác vệ sinh công nghiệp trước khi bàn giao từng hạng mục công trình.Tất cả các thiết bị điện, nước trước khi bàn giao phải được vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, các thiết bị không được bám bẩn.
Chúc các bạn thành công.

Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 0977772018 ( mr bùi kiến hòa ) hoặc mail :sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

TIÊU CHUẨN ĐỘ LUX MỚI NHẤT TRONG THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ (TRÍCH TRONG QCVN 12:2014)

hcm 07/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)


Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.htm
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, cải tạo và quản lí hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên trong nhà ở và công trình công cộng, ứng dụng cho phần mềm thiết kế chiếu sáng dialux.
Chúc các bạn thành công.

BẠN CÓ THẮC MẮC HOẶC CẦN GIÚP ĐỠ, XIN LIÊN LẠC ĐẾN SỐ ĐIỆN THOẠI 0977772018 ( MR BÙI KIẾN HÒA ) HOẶC MAIL :SDME2009.LTD@GMAIL.COM