Xử lý nước thải sinh hoạt
hcm 23/06/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.htm
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt, chúng ta cần phải hiểu được nước thải sinh hoạt là gì? Nước thải sinh hoạt chính là nước thải được phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: nước thải tắm rửa, nước thải vệ sinh, nước thải từ các nơi sinh hoạt công cộng, nước thải từ khu nhà bếp của nhà hàng, nước thải từ hoạt động dịch vụ: giặt là.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều tạp chất khác nhau, mỗi một nguồn nước thải có một đặc trưng riêng. Vì thế, trước khi xử lý nước thải, chúng ta cần phải phân loại nước thải để xử lý triệt để, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo quy định của Nhà Nước và pháp luật.
Đối với nước thải từ khu tắm giặt hay còn gọi là nước xám, chúng ta đưa luôn vào hệ thống xử lý nước thải bởi loại nước thải này chứa thành phần các chất gây ô nhiễm là không đáng kể.
Đối với nước thải từ khu vệ sinh hoặc nước thải bồn cầu: Loại nước thải này thường được bà con thu gom và phân hủy một phần trong bể tự hoại làm giảm nồng độ chất hữu cơ đến ngưỡng phù hợp với các quá trình sinh học phía sau. Tuy nhiên với các hộ gia đình, loại nước thải này sau khi thải xuống bể tự hoại một thời gian, chủ nhà thường thuê các công ty rut ham cau để xử lý.
Đối với nước thải từ khu nhà bếp hoặc nước thải giặt là, chúng ta cũng cần phải có các biện pháp xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lý. Với nước thải từ khu nhà bếp, nhà hàng, chúng ta cần phải tách dầu mỡ trước vì nếu không các loại dầu mỡ này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý đằng sau. Riêng đối với nước thải giặt là, do hàm lượng chất hữu cơ không đáng kể mà chủ yếu là các hóa chất dùng để tẩy rửa nên loại nước thải này cần phải được xử lý theo phương pháp khác so với các loại nước thải ở trên.
Điển hình như bản vẽ thiết kế bên dưới.
Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến:
Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải, căn cứ dựa vào chất thải sinh hoạt sau khi đã phân loại. Các phương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước thải sinh hoạt là:
+ Phương pháp xử lý sinh học
+ Phương pháp xử lý hóa lý
+ Phương pháp xử lý hóa học
Để hiểu sâu hơn về các cách xử lý nước thải sinh hoạt, các bạn hãy cùng công ty thông cống nghẹt, rút hầm cầu Xuân Thành phân tích từng phương pháp:
- Phương pháp xử lý sinh học ( đây là phương pháp thường dùng hiện nay )
Bản chất của phương pháp này là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kị khí, quá trình kết hợp hiếu khí – trung gian anoxic –kị khí các quá trình hồ. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí rẻ, dễ thực hiện.
Điển hỉnh trạm xử lý nước thải kiểu này 50m3 ngày đêm cho khách sạn tại hội an.
- Phương pháp xử lý hóa lý:
Bản chất của phương pháp hoá lý trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Đối với phương pháp xử lý hóa lý này, người ta thường áp dụng các phương pháp sau để xử lý nước thải sinh hoạt: phương pháp trao đổi ion, phương pháp thấm lọc ngược và siêu lọc, phương pháp keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp thụ… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.
- Phương pháp xử lý hóa học:
Phương pháp xử lý hóa học thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhất định như chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải với quy mô lớn.
Chúc các bạn thành công.
Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 097.777.2018 ( mr hòa ) hoặc mail : sdme2009.ltd@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét